Lễ động thổ là một trong những nét văn hóa rất riêng của Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Mục đích của buổi lễ này giúp chúng ta thể hiệ...
Lễ động thổ là một trong những nét văn hóa rất riêng của Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Mục đích của buổi lễ này giúp chúng ta thể hiện lòng thành và sự thành kính đối với thần linh ngự trên mảnh đất. Đồng thời cầu chúc cho việc thi công trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn cũng như thông báo cho mọi người biết về việc bắt đầu xây dựng công trình mới. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu khởi công, chúng ta cần có mẫu chương trình lễ động thổ để buổi lễ diễn ra thành công và tốt đẹp.
Mẫu chương trình lễ động thổ
Lễ động thổ được xem là nghi lễ kính cáo tỏ lòng thành kính đối với thần linh và cầu mong sự phù hộ. Đồng thời, đây cũng chính là cách thức thông báo mọi người về ý nghĩa của công trình bắt đầu xây dựng và những lợi ích nhất định của nó đối với con người và xã hội. Một buổi lễ động thổ diễn ra trọn vẹn và thành công chính là cách thức báo hiệu mọi điều tốt đẹp sẽ đến với công trình xây dựng.
Chính vì vậy, lễ động thổ, khởi công ngày nay càng được chú trọng, đòi hỏi sự bài bản và chuyên nghiệp từ người tổ chức cho đến khi công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Do đó, các nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị tổ chức cần có mẫu chương trình lễ động thổ chi tiết, cụ thể nhằm mang lại một buổi lễ ấn tượng và thành công tốt đẹp.
Dưới đây là mẫu chương trình lễ động thổ được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thành công.
Lựa chọn thời điểm khởi công và mâm cúng lễ động thổ
Thông thường, để chọn được ngày giờ phù hợp để tổ chức buổi lễ, các chủ đầu tư chính cho công trình cần phải xem xét về tử vi, hướng đất và ngày giờ hoàng đạo thích hợp để khởi công. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần phải đầu tư và sắm sửa lễ vật để phục vụ cho việc cúng bái. Tùy thuộc vào lời khuyên của các thầy cúng mà lễ vật sẽ được sắm sửa khác nhau nhưng nhìn chung lễ vật thường có rượu, trái cây, thuốc lá và một vài vật phẩm khác.
Theo phong tục, gia chủ (chủ đầu tư chính) sẽ tự tay cầm cuốc và cuốc vài nhát vào phần đất dự định sẽ thi công để mở màn tượng trưng sau khi khấn vái xong. Khi kết thúc quá trình cúng khởi công, chúng ta sẽ bắt đầu đi đến việc tổ chức lễ khởi công với sự tham gia của các vị khách mời.
Kịch bản và kế hoạch tổ chức lễ động thổ công trình
Bắt đầu tổ chức lễ động thổ cần phải có kịch bản. Thông thường, một kịch bản được cho là hoàn hảo khi chủ đầu tư xin giấy phép được làm lễ. Đây chính là điều kiện tiên quyết giúp buổi lễ trở nên hợp pháp và suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó để thu hút được sự chú ý của mọi người, lễ động thổ cần phải có bài phát biểu khởi công cùng với các tiết mục văn nghệ mở màn hấp dẫn. Ngoài ra, điểm nhấn của buổi lễ chính là hình ảnh các chủ đầu tư cùng các vị khách mời cùng nhau đội mũ bảo hộ và tay cầm xẻng xúc cát từ trong máng và xúc hẳn ra ngoài.
Bài phát biểu trong lễ động thổ
Bài phát biểu trong lễ động thổ gồm các phần mục như sau:
Lời chào mở đầu: Kính chào quý vị đại biểu, quý khách!
Lời giới thiệu từ phía nhà đầu từ: Giới thiệu các vị khách quý, đại biểu
Nêu ý nghĩa và tầm nhìn phát triển khi thực hiện dự án xây dựng
Tuyên bố chính thức động thổ, khởi công xây dựng
Cảm ơn và gửi lời chúc tới đại biểu, quý khách
Trên đây là những thông tin cần thiết về mẫu chương trình lễ động thổ, trong quá trình chuẩn bị cho lễ khởi công, động thổ nếu gặp vấn đề thắc, quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến Media Pro để được chúng tôi tư vấn và nhận được những giải đáp tối ưu nhất.
https://www.mediapro.vn
https://www.mediapro.vn/2019/07/Mau-chuong-trinh-le-dong-tho.html
COMMENTS